Xử lý rác thải y tế luôn là một trong những thách thức đối với nhà cung cấp dịch vụ y tế. Chúng thường sẽ phức tạp hơn so với một số loại rác khác, bởi các mối quan tâm khác như dịch tễ, HIPAA, tố tụng dân sự có tiềm năng, theo quy định của nhà nước và địa phương.
Rác thải y tế là những chất thải ở thể rắn, lỏng và khí thải ra sau quá trình hoạt động, chất thải chứa các vật liệu truyền nhiễm hay có khả năng truyền nhiễm. Nguồn gốc của rác thải từ các hoạt động, các cơ sở chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, phòng thí nghiệm, văn phòng bác sĩ, phòng khám thú ý.
Một số rác thải y tế
Hiện nay đang ngày càng diễn biến phức tạp. Theo thống kê, mỗi ngày có đến 350-400 tấn ( trong đó có 42 tấn rác thải nguy hại) được thải ra môi trường. Vẫn còn nhiều cơ sở vẫn chưa quan tâm về vấn đề xử lý rác thải. Chỉ có 53.4% trong số 1.263 trong các bệnh có xây dựng quy trình xử lý rác thải, 90% bệnh viện đi thu gom hằng ngày, 67% xử lý bằng phương pháp lò đốt, 32.3% xử lý rác thải bằng thủ công hay chôn lấp. Vậy nên việc xử lý rác thải y tế là cần làm của chính phủ và người dân để tránh gây những bệnh lây nhiễm, gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường.
Rác thải y tế có những loại nào?
Rác thải y tế thải ra ngoài môi người mỗi năm ngày càng tăng cao, nhu cầu xử lý rác cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Để giải quyết được vấn đề này, đầu tiên chúng ta phân loại rác để tìm ra phương pháp xử lý hợp lý, hiệu quả nhất. Dưới đây là một số loại số loại rác thải:
Các loại rác thải phổ biến hiện nay
➢ Rác thải y tế truyền nhiễm: Là những loại rác thải được coi là nguy hiểm, cần được xử lý để đưa vào môi trường phân hủy. Nếu không những loại rác này sẽ gây nguy cơ cao phát tán mầm bệnh cho con người một cách dễ dàng và có nhiều hệ lụy sau này. Một số rác truyền nhiễm như gạc, mô, thiết bị và vật dụng nuôi cấy thí nghiệm.
➢ Rác thải y tế bệnh lý: Đây là các rác thải từ các bộ phận người như mô, máu, các bộ phận bị hư hỏng, nước tiểu, xác động vật bị ô nhiễm..
➢ Rác thải y tế sắc nhọn: Là các rác thải bao gồm các vật dụng sắc nhọn mà chắc ai cũng biết trong lĩnh vực ý tế như dao mổ, kim tiêm, kim bấm, ống tiêm, lancet và trocar.
➢ Rác thải y tế chất độc hại: Một số loại rác thải có khả năng gây tổn thương, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người. Những loại rác thải này gây nên những căn bệnh ung thu, đột biến.
Trên đây là một số rác phổ biến nhất, bên cạnh đó còn một số rác thải y tế như rác thải phóng xạ, hóa học,... Các loại này có khối lượng không lớn.
>>> Xem thêm: Bật mí cách làm sạch đồ vật trên đồ inox
Bên cạnh những vấn đề về rác thải y tế. Chắc hẳn chúng ta cũng cần quan tâm đến quy trình cũng không kém quan trọng là thu gom quản lý. Hãy cùng chúng tôi tham khảo một số quy trình dưới đây nhé.
Rác thải y tế quy trình thu gom và quản lý này có nghĩa là gì? Là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói, lưu trữ tại địa điểm tập kết rác ở các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện, phòng thí nghiệm.
Rác thải y tế sẽ được thu gom ngay khi vừa sử dụng xong từ các thùng rác ở bệnh viện, không để bất chúng rớt ra ngoài môi trường. Rác đã được phân loại và đóng kín sau đó sẽ được đem tới khu vực xử lý riêng biệt.
Quy trình thu gom và quản lý được kiểm soát nghiêm ngặt để chúng ta biết đâu rác thải tái chế, đâu là rác thải nguy hiểm để được xử lý triệt để, để tránh gây ra những ảnh hưởng ra ngoài môi trường.
Quy trình thu gom rác thải y tế
Cách xử lý rác thải y tế bằng phương pháp đốt
Xử lý rác thải y tế bằng phương pháp khử khuẩn
Một số màu thùng để phân loại rác y tế