Nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí

Bên cạnh các khu công nghiệp mới thì vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đã đạt đến mức báo động. Một số bài báo đánh giá về môi trường không khí tại các khu vực làng nghề nổi tiếng như làng tái chế nylon Minh Khai ( Như Quỳnh, Hưng Yên) là "sống giàu, nhưng chết mòn"; "hít khói ăn tiền" ở xã Chỉ Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên) - tái chế chì, hay là "những làn khói độc" ở làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Ở rất nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đang kêu cứu về ô nhiễm môi trường không khí.

Người tạo: lananhvuthi.000

Hiện nay vấn đề về môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại nhiều quốc giá kể cả Việt Nam. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm không khí nhé!

Nguyên nhân ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc tại các đô thị, các khu công nghiệp và các làng nghề tại nước ta hiện nay. Ô nhiễm không khí có tác động xấu đến với sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu ( hiệu ứng nhà kính, mưa axit và suy giảm tầng ozon,..).

Ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp

Nước ta còn khá nhiều khu công nghiệp cũ được thành lập trước năm 1975 là những khu công nghiệp vừa và nhỏ với công nghệ sản xuất còn lạc hậu và hầu như chưa có sự đầu tư một hệ thống xử lý khí thải tiên tiến dẫn đến khí thải từ các hoạt động của nhà máy được thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên. Theo thống kê, các khu công nghiệp này lại nằm trong các khu vực nội thành thành phố dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí tại khu vực thành phố luôn cao hơn các khu vực ngoại thành và các khu vực nông thôn. í dụ ở thành phố Hồ Chí Minh, không kể các cơ sở thủ công nghiệp, có khoảng 500 xí nghiệp trong tổng số hơn 700 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành, ở thành phố Hà Nội có khoảng 200 xí nghiệp trong tổng số khoảng 300 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành

Các hoạt động công nghiệp tạo ra các khí thải độc hại, đây được coi là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Theo thống kê của công ty hút hầm cầu Bảo Phát Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.

Nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí
Ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất công nghiệp

> > Xem thêm: Bí quyết chọn ly giấy tốt nhất

Các khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trầm trọng đó là các khu công nghiệp: Thượng Đình, Minh Khai - Mai Động (Hà Nội), Thủ Đức, Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), Biên Hoà I (Đồng Nai), Khu Công nghiệp Việt Trì, Khu Gang thép Thái Nguyên,...và ô nhiễm không khí cục bộ ở xung quanh các xí nghiệp, nhà máy xi măng (đặc biệt là xi măng lò đứng), các lò nung gạch ngói, xí nghiệp sản xuất đồ gốm, các nhà máy nhiệt điện đốt than và đốt dầu FO, các nhà máy đúc đồng, luyện thép, các nhà máy sản xuất phân hoá học,... Các chất ô nhiễm không khí chính do công nghiệp thải ra là bụi, khí SO2, NO2, CO, HF và một số hoá chất khác. Với công suất nhà máy lớn, hàng năm lượng khí độc được thải vào môi trường là không thể đo lường được.

Tại các khu công nghiệp mới, với sự kiểm soát chặt chẽ hơn của chính quyền địa phương thì hệ thống xử lý khí thải được xây dựng khá tốt, lượng khí thải được thải ra môi trường được giảm bớt, giúp hạn chế việc ô nhiễm môi trường không khí tại các khu vực này. Tuy vậy, còn nhiều xí nghiệp mới, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện đốt than, chưa xử lý triệt để các khí thải độc hại (SO2, NO2, CO), nên đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.

Bên cạnh các khu công nghiệp mới thì vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đã đạt đến mức báo động. Một số bài báo đánh giá về môi trường không khí tại các khu vực làng nghề nổi tiếng như làng tái chế nilong Minh Khai ( Như Quỳnh, Hưng Yên) là "sống giàu, nhưng chết mòn"; "hít khói ăn tiền" ở xã Chỉ Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên) - tái chế chì, hay là "những làn khói độc" ở làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Ở rất nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đang kêu cứu về ô nhiễm môi trường không khí.

Ô nhiễm không khí từ các hoạt động giao thông vận tải

Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường sá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.

Với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, số lượng phương tiện giao thông cơ giới nước ta tăng lên rất nhanh, đặc biệt là ở các đô thị. Trước năm 1980 khoảng 80 - 90% dân đô thị đi lại bằng xe đạp, ngày nay, ngược lại khoảng 80% dân đô thị đi lại bằng xe máy, xe ôtô con. Chất thải từ các phương tiện tham gia giao thông đã trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm chính đối với bầu không khí tại các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng hay Đà Nẵng. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.

Ô nhiễm không khí gây ra những tác hại to lớn
Ô nhiễm do các phương tiện giao thông vận tải

Theo số liệu của Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội sau 10 năm(1990- 2000) số lượng ô tô ở Hà Nội tăng lên gần 4 lần, số lượng xe máy tăng từ 600.000 đến 1,3 triệu xe trong giai đoạn 1996-2002, bình quân khoảng 1 xe máy/ 2 người. Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn 1997- 2002, số lượng xe máy tăng từ 1,2 triệu xe lên đến gần 2,5 triệu xe máy. Bình quân số lượng xe máy ở các đô thị nước ta mỗi năm tăng khoảng 15 - 18%, số lượng xe ôtô mỗi năm tăng khoảng 8 - 10%.

Do số lượng xe máy tăng lên rất nhanh, không những làm tăng nhanh nguồn thải gây ô nhiễm không khí, mà còn gây ra tắc nghẽn giao thông ở nhiều đô thị lớn. Ở Hà Nội có khoảng 40 điểm thường xuyên bị ùn tắc giao thông, ở thành phố Hồ Chí Minh là 80 điểm. Khi tắc nghẽn giao thông, mức độ ô nhiễm hơi xăng dầu có thể tăng lên 4 - 5 lần so với lúc bình thường. Ô nhiễm khí CO và hơi xăng dầu (HC) thường xảy ra ở các nút giao thông lớn, như là ngã tư Cầu Giấy, ngã tư Kim Liên (Hà Nội), ngã tư Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng, vòng xoay Hàng Xanh (thành phố Hồ Chí Minh), ngã tư Cầu Đất - Nguyễn Đức Cảnh (thành phố Hải Phòng).

Ô nhiễm không khí do các hoạt động sinh hoạt của người dân

Đây là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi, khí thải từ máy móc gia dụng, xe cộ,..

Tại sao lại bị ô nhiễm không khí
Ô nhiễm từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Đun nấu bằng than và dầu hoả sẽ thải ra một lượng chất thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Trong những năm gần đây nhiều gia đình trong đô thị đã sử dụng bếp gas thay cho bếp đun bằng than hay dầu hoả làm cho mức độ ô nhiễm giảm bớt trên diện rộng.

Một lời khuyên cho các gia đình Việt Nam, đó là nên sử dụng bếp gas hay bếp điện cho quá trình sinh hoạt của gia đình thay vì sử dụng bếp than, củi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình mình.

Ô nhiễm môi trường do hoạt động xây dựng

Hiện nay các công trình xây dựng ở nước ta tương đối nhiều, đặc biệt là các công trình cầu đường tại các đô thị với thời gian thi công lâu và quy mô lớn cũng gây nên tình trạng ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới 10 - 20 lần.

Ô nhiễm không khí do đâu
Ô nhiễm từ các công trình xây dựng dở dang
 

> > Xem thêm: Cùng tìm hiểu về ly giấy có nắp

Nguyên nhân ô nhiễm không khí về cơ bản đã được xác định nhưng làm cách nào để khắc phục nó lại cả một vấn đề. Chúng ta cần thời gian, sự chung tay góp sức và ý thức của từng cá nhân, tập thể và các tổ chức để giảm thiểu các nguyên nhân, bảo vệ bầu không khí của chúng ta, để con em ta được sinh ra và lớn lên trong bầu không khí trong lành và sạch.

Tags: nguyên nhân ô nhiễm môi trường, hậu quả ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường là gì, ô nhiễm môi trường đất, biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường,o nhiem moi truong, ô nhiễm không khí, tác hại của ô nhiễm môi trường

Tin cùng chuyên mục

Bình luận