Cách chống thấm trần nhà, kỹ thuật chống thấm

Việc xử lý chống thấm trần nhà bị thấm, dột nước mưa là một trong những việc làm đau đầu các chủ hộ gia đình, văn phòng công ty, và các chủ đầu tư nói chung. Đặc biệt nhất và bị thấm nhiều nhất vẫn là lớp trần áp mái, trần nhà dưới sân thượng.

Người tạo: Admin

Trong các công trình xây dựng hiện nay thì hạng mục chống thấm thường không được quan tâm một cách đúng mức. Công trình trải qua một thời gian thường bị tình trạng thấm dột xâm hại ở nhiều các hạng mục phải tiếp xúc với nước trong thời gian dài. Đặc biệt là trần nhà, nếu bị thấm dột sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến toàn bộ ngôi nhà: xuất hiện ố mốc, phá hủy kết cấu bê tông, ảnh hưởng tới sức khỏe con người,…Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu thấm dột tại trần nhà, hãy liên hệ với công ty chống thấm dột uy tín để được xử lý chống thấm trần nhà một cách hiệu quả nhất.

Trần nhà là một khu vực cần xử lý chống thấm và các nguyên nhân

- Tiến hành kỹ thuật chống thấm trần nhà kết hợp xây mới thực hiện sẽ dễ dàng nhanh chóng hơn, hiệu quả cũng cao hơn.

- Thi công song song nên tiết kiệm nhiều thời gian và cũng không gián đoạn đến tiến độ hoàn thiện chung.

- Tiết kiệm đáng kể chi phí cho hoạt động chuẩn bị & sửa chữa chống thấm dột khi cần phải khắc phục ở công trình cũ.

Tuy nhiên, trong thực tế không phải 100% các công trình xây dựng đều đảm bảo được vấn đề sử dụng phương pháp chống thấm trần nhà tiên tiến nhất khi xây mới. Hoặc đôi khi vì nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau mà mặc dù có tiến hành nhưng trần mái nhà vẫn xảy ra vấn đề trong khi sử dụng. Khi đó, chắc chắn chúng ta sẽ cần một kỹ thuật chong tham tran nha tối ưu nhất để khắc phục vấn đề sự cố.

Ngày hôm nay, công ty Rút Hầm Cầu Thuận Phát xin trân trọng giới thiệu đến rộng rãi các quý khách hàng một số giải pháp chống thấm trần nhà hiệu quả triệt để 100% khi cần khắc phục sự cố cho nhiều dạng công trình. Hi vọng với những thông tin tư vấn & dịch vụ hỗ trợ của chúng tôi, quý khách hàng sẽ thấy an tâm hơn khi đối phó với vấn nạn thấm dột trong nhà mình.

Hiện tượng trần nhà bị nứt
Hiện tượng trần nhà bị nứt

>>> Xem thêm: Quy trình chống thấm sàn mái

Đối với hệ thống trần mái bằng bê tông thông thường

Khi tiến hành khắc phục chong tham tran nha bê tông, phương pháp lựa chọn có không ít nhưng tùy thuộc vào mức độ nguy cơ thấm dột mà chúng ta đưa ra phương án tối ưu nhất. Theo từng phương pháp, sẽ có từng loại vật liệu chống thấm đặc thù thích hợp như: sika lỏng cao cấp, màng khò nóng chống thấm ướt, water seal,…Đôi khi chống thấm trần nhà bằng nhựa đường cũng là một giải pháp có khả năng mang đến hiệu quả tốt hơn cả mong đợi cho nhiều công trình.

Đối với tình trạng trần mái bị nứt

Nứt nẻ, bong tróc không phải là sự cố hiếm gặp ở trần nhà, đặc biệt là các công trình thi công kết cấu không đảm bảo hoặc chịu tác động của sang chấn. Cách chong tham trần nhà bị nứt tối ưu nhất mà chúng ta có thể áp dụng đó là đầu tiên phải xử lý vết nứt bằng vật liệu để tram và keo chống nứt cao cấp. Để gia tăng hiệu quả, chúng ta có thể sử dụng phương pháp chống thấm trần nhà tiên tiến nhất để gia cố cho toàn bộ khu vực trần. Như vậy, về lâu về dài quý khách hàng có thể hoàn toàn an tâm về độ bề bỉ và hiệu quả ngăn thấm cho công trình.

Việc xử lý chống thấm trần nhà bị thấm, dột nước mưa là một trong những việc làm đau đầu các chủ hộ gia đình, văn phòng công ty, và các chủ đầu tư nói chung. Đặc biệt nhất và vị trí thấm nhiều nhất vẫn là bê tông trần áp mái, trần nhà dưới sân thượng, nơi thường xuyên chịu sự tác động của nắng mưa thất thường. Dưới đây là một số hình ảnh thấm nước ở trần nhà:

Có 3 nguyên nhân chính gây thấm trần nhà bê tông

Thứ nhất: Sau một vài năm sử dụng trần nhà bê tông sẽ có hiện tượng nứt sàn mái bê tông do co ngót bê tông, do sự chênh lệch nhiệt độ nắng mưa đột ngột, mùa hè nở ra, mùa đông co lại hay còn gọi là hiện tượng “Sốc nhiệt của bê tông”. Vết nứt bê tông này thường rạn nứt nhỏ dưới 0,5mm.

Thứ hai: Nứt trần nhà bê tông do kết cấu lún, thép đan sàn bê tông mái không đạt yêu cầu, mác bê tông kém chất lượng.

Thứ ba: Đổ nối sàn bê tông mới vào sàn bê tông cũ, vị trí thấm là khe nối giữa sàn cũ và sàn mới (khe nối bê tông).

Trên đây là 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc thấm xuống trần nhà mà nguyên nhân chính là sàn bê tông mái, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác dẫn đến việc thấm trần nhà nhưng do quá đặc biệt hoặc rất ít gặp nên chúng tôi không đề cập đến, những nguyên nhân đặc biệt đó đòi hỏi phải đến công trình khảo sát thật kỹ lưỡng.

>> Xem thêm: Mách bạn cách vệ sinh máy lạnh áp trần đúng cách

Hai phương án xử lý chống thấm cho trần nhà như sau

Phương án thứ nhất: Chống thấm trần nhà sử dụng máy bơm keo 

Quy trình chống thấm như sau:

a. Sản phẩm đề nghị.

- Keo PU trương nở: đây là loại keo chuyên bơm xử lý các vết thấm nứt có nước rò rỉ, sau khi keo được bơm vào bê trong vết nứt gặp nước sẽ trương nở ra và bịt kín vết nứt.

- Máy bơm keo PU, kim bơm keo, các phụ kiện đi kèm.

- Phụ gia Latex: dùng để trộn với vữa để sửa chữa bê tông.

- Vữa chống thấm tinh thể thẩu thấu: dùng để quét lên các vị trí thấm, hay toàn bộ xung quanh khu vực thấm.

b. Quy trình thi công.

Bước 1: Xác định rõ vị trí nứt trần nhà gây thấm sau đó đục tẩy toàn bộ các vị trí thấm của trần nhà, nên đục ít một để tránh tình trạng nước rò rỉ quá mạnh gây cản trở cho việc xử lý.

Bước 2: Sau đó dùng kim bơm gắn vào các vị trí nứt trần mái bê tông, chú ý xác định rõ các vết nứt.

Bước 3: Đổ keo PU vào bình chứa sau đó gắn đầu van bơm vào các vị trí kim bơm vừa gắn rồi bơm vào các khe nứt.

Bước 4: Trám vá lại các vị trí vừa đục tẩy, trộn với chất chống thấm với vữa để trát cho hiệu quả nhất, vữa này có tác dụng chống thấm hiệu quả nhất cho các vị trí này.

Bước 5: Quét toàn bộ các vị trí vừa xử lý bằng vữa chống thấm tinh thể, chú ý thi công ít nhất 02 lớp, lớp sau vuông góc với lớp trước.

Phương án thứ hai: Theo phương pháp chống thấm thuận

Dịch vụ chống thấm trần nhà
Dịch vụ chống thấm trần nhà

Quy trình chống thấm như sau:

a. Sản phẩm đề nghị.

- Màng chống thấm đàn hồi 2 thành phần gốc xi măng + Polymer đàn hồi cao FOSMIX.

- Hóa chất tinh thể thẩm thấu gốc nước Water Seal DPC.

- Lưới sợi thủy tinh chống thấm Fiber Glass.

- Phụ gia chống thấm Sika Latex.

b. Chuẩn bị bề mặt.

- Chuẩn bị bề mặt tốt là rất quan trọng để đạt được chất lượng chống thấm tối ưu.

- Bề mặt phải chắc, cứng, sạch, không có bụi bẩn,dầu, mỡ hay các chất bẩn khác.

- Vụn xi-măng, bụi bẩn, chất tháo khuôn, chất bảo dưỡng và các chất bẩn khác phải được làm sạch bằng máy mài ướt, phun nước áp lực cao hay các phương pháp phù hợp khác.

- Sửa chữa các hư hỏng bề mặt như lỗ rỗng, tổ ông... bằng vữa sửa chữa chống thấm để có được bề mặt bằng phẳng. Bảo đảm làm ẩm bề mặt bằng nước sạch trước khi ứng dụng FOSMIX.

c. Quy trình thi công.

Bước 1: Sau khi đục tẩy, vệ sinh sạch sẽ bề mặt bê tông trên sàn mái. Yêu cầu vệ sinh sạch sẽ bề mặt, mài bề mặt bằng máy có gắn đĩa mài bê tông.

Bước 2: Pha Water Seal Prime với nước theo tỷ lệ 1:1 sau đó dùng ru lô hoặc chổi sơn quét lên toàn bộ bề mặt bê tông trần nhà đã vệ sinh bề mặt.

Bước 3:Ta tiến hành trộn thành phần A với thành phần B của FOSMIX vào thùng chứa. Chú ý sử dụng máy khuấy để trộn cho đều 2 thành phần với nhau. Sau đó ta tiến hành thi công quét lớp thứ nhất lớp hoá chất chống thấm FOSMIX lên trên bề mặt bê tông.

Bước 4: Sau khi lớp vữa thứ nhất của FOSMIX bắt đầu khô se bề mặt (từ 2-4 giờ) tủy theo nhiệt độ bên ngoài. Ta tiến hành dải lưới Fiber Glass lên trên và tiến hành quét lớp vữa thứ hai lên trên lớp lưới vừa trải.

Bước 5: Sau khi công FOSMIX lớp 2, đợi khoảng 24h - 36h để cho lớp chống thấm khô ta tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h. Nếu không xảy ra vấn đề gì sẽ làm các bước tiếp theo.

Bước 6: Trộn Sika Latex với nước và xi măng theo tỷ lệ vữa hồ dầu rồi quét đều lên toàn bộ bề mặt. Sau đó trộn Sika Latex với xi măng + nước + cát theo tỷ lệ nhất định rồi cán đánh dốc về cổ thu nước của sàn.

Chủ đầu tư đã từng thuê một đơn vị sử dụng màng khò nóng chống thấm nhưng chưa được 1 năm thì thấm trở lại. Toàn bộ khe nứt được xử lý bằng keo có độ co giãn rất cao và phủ trên cùng bằng lớp chống thấm bên trên.

Trên đây chỉ là hai phương pháp mà chúng tôi thường xuyên đưa vào thi công và đã được kiểm chứng bởi chất lượng của các công trình. Đặc thù các công trình chống thấm thường không giống nhau toàn bộ, vậy nên phương pháp trên là phương pháp chung chúng tôi đưa ra, còn các trường hợp đặc biệt khác thì phải đến khảo sát trực tiếp để lên phương án cụ thể nhất.

>> Xem thêm: Mách bạn cách vệ sinh máy lạnh áp trần đúng cách

Đánh giá khách hàng

Trần Lê Trung

Nhà tôi vừa áp dụng kỹ thuật này và cảm thấy rất ổn. Ngày trước mưa nhiều nên tường bị thấm, trên tường xuất hiện nhiều vết ẩm mốc, còn gây ra mùi hôi khó chịu nữa. Từ ngày gọi dịch vụ về làm và áp dụng kỹ thuật này, vào mùa mưa không sợ tường với trần nhà bị ẩm móc nữa. Kỹ thuật này giúp bảo vệ trần nhà và sàn nhà khá tốt. Mọi người nên tham khảo và áp dụng nó để bảo vệ cho ngôi nhà của mình. Chia sẻ cho mọi người!

Trần Minh Tài

Vài tháng trước trần nhà tôi còn vết nứt khá dài, tôi đã sử dụng rất nhiều cách nhưng vẫn không thành công. Chỉ vài bữa là vết nứt lại tiếp tục xuất hiện. Vô tình tôi lướt thấy được bài viết này và làm theo xem thử có được không hay giống như những lần trước. Nhưng tôi thật sự bất ngờ trước hiệu quả cửa kỹ thuật này đem lại. Cảm ơn công ty đã có một bài chia sẻ kỹ thuật chống thấm dột tốt như vậy.

Tag: Chống thấm tại HCM, chống thấm tại Hồ Chí Minh, chống thấm tiếng anh là gì, chống thấm toilet, chống thấm tphcm, chống thấm tường, chống thấm tường đứng, chống thấm tường kova, chống thấm tường nứt, chống thấm tường ngoài, chống thấm tường ngoài trời, chống thấm tường nhà, chống thấm trần, Kỹ thuật chống thấm trần nhà, cách chống thấm trần nhà bị nứt, cách chống thấm mái nhà bê tông, chống thấm trần nhà bằng nhựa đường, vật liệu chống thấm mái nhà, chống thấm mái bê tông bị nứt, giá chống thấm trần nhà, cách chống thấm sân thượng, chất chống thấm trần nhà

Tin cùng chuyên mục

Bình luận